– Căn cứ Quyết định số 158 QĐ/UBND ngày 25/10/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang về việc thành lập trường Trung cấp Y- Dược Bắc Giang;
– Căn cứ thông tư số 54/2011/BGDĐT ngày 15/11/2011 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ Trường trung cấp chuyên nghiệp;
– Căn cứ thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân;
– Căn cứ hướng dẫn số 5543/BGDĐT-GDCN ngày 9 tháng 9 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn xây dựng và công bố Chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo trung cấp chuyên nghiệp.
– Vận dụng được những kiến thức cơ bản của triết học Mác-LeeNin vào việc học tập, công tác và nghiên cứu khoa học
– Hiểu biết một số vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước, nắm được những kiến thức về nhà nước và hiến pháp pháp luật của Việt Nam. Biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế
* Ngoại ngữ: Giao tiếp bằng tiếng Anh trong các tình huống thông thường, có khả năng sử dụng tiếng Anh trong các hoạt động liên quan đến nghề nghiệp được đào tạo, đọc và hiểu các tài liệu tiếng Anh chuyên ngành
– Tiếng Anh trình độ A
* Tin học: Có trình độ Tin học cơ bản, sử dụng được các phần mềm tin học văn phòng, thư điện tử, tìm kiếm tài liệu trên Internet….
– Tin học trình độ A
– Hiểu biết nhất định về an ninh, quốc phòng.
1.2. Kiến thức chuyên môn – Có kiến thức về khoa học cơ bản, khoa học xã hội, y học cơ sở.
– Nắm được cơ bản về giải phẫu, sinh lý của các cơ quan, bộ phận cơ thể con người. Các yếu tố môi trường sống ảnh hưởng đến sức khỏe con người, từ đó lập kế hoạch đề ra các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện sống nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
– Nắm được những nguyên tắc cơ bản để khám, chuẩn đoán, xử trí cấp cứu, điều trị và dự phòng các bệnh thường gặp về: Nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, sản phụ khoa, bệnh truyền nhiễm và truyền nhiễm xã hội.
– Nắm được các quy định của Hiến pháp và pháp luật; chính sách hiện hành liên quan đến công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân.
– Kết hợp Y học cổ truyền và Y học hiện đại trong khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
– Có đạo đức nghề nghiệp, đủ sức khỏe, có khả năng học tập vươn lên đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
2. Kỹ năng 2.1. Kỹ năng cứng – Thực hiện được việc thăm, khám, chẩn đoán, xử trí cấp cứu, điều trị một số bệnh, chứng bệnh thường gặp.
– Chỉ định đúng, kịp thời các phương pháp kỹ thuật cận lâm sàng cần thiết giúp cho chẩn đoán và điều trị.
– Trợ giúp bác sỹ trong khám, chữa bệnh và thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người bệnh tai Trạm Y tế
– Phát hiện sớm và xử trí ban đầu các trường hợp cấp cứu tại tuyến Y tế cơ sở trước khi chuyển tuyến.
– Tổ chức và thực hiện được hoạt động truyền thông, tư vấn, giáo dục trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân.
– Thực hiện thành thạo một số thủ thuật theo quy định của Bộ Y tế. Kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền để khám bệnh, điều trị, chăm sóc người bệnh tại nhà và hướng dẫn kỹ thuật phục hồi chức năng tại cộng đồng.
– Chuyển tuyến kịp thời các bệnh vượt quá quy định và khả năng giải quyết ở tuyến y tế cơ sở.
– Có khả năng nắm bắt được các vấn đề sức khỏe và tham mưu cho đảng ủy, chính quyền địa phương, phối hợp với các tổ chức đoàn thể xã hội về nội dung công tác có liên quan đến việc thực hiện các chính sách quy định của đảng, Nhà nước về chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
– Quản lý trạm y tế: Bảo quản thuốc, dụng cụ, trang thiết bị của trạm y tế. Thực hiện các chương trình y tế địa phương.
2.2. Kỹ năng mềm – Tham gia giám sát, phát hiện sớm các dịch bệnh phổ biến và tổ chức phòng chống dịch.
– Tham gia lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá hoạt động các dự án chương trình quốc gia về y tế dự phòng.
– Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề phát sinh trong công việc.
– Có khả năng diễn đạt, thuyết trình các nội dung về các chương trình y tế quốc gia.
– Có kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm, đủ tự tin khi phối hợp làm việc với các ban ngành, đoàn thể để thực hiện tốt công tác truyền thông giáo dục sức khỏe.
– Có khả năng giao tiếp trong xã hội, hợp tác và làm việc nhóm với cán bộ y tế theo nhiệm vụ được phân công, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, có tác phong và đạo đức nghề nghiệp tốt.
3. Học tập rèn luyện Y đức 3.1. Học tập rèn luyện trong thời gian học tại trường ( Vận dụng quy chế rèn luyện học sinh, sinh viên- Quy chế 42/ 2007 của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành) – Có ý chí vượt khó vươn lên trong học tập.
– Chấp hành nội quy, quy chế của nhà trường và đơn vị thực tập.
– Tích cực chủ động, tự giác tham gia có hiệu quả các hoạt động phong trào của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động xã hội khác.
– Có phẩm chất công dân và quan hệ cộng đồng tốt.
3.2. Học tập rèn luyện y đức – Chấp hành tốt các quy định pháp luật, chính sách của nhà nước, thực hiện tốt 12 điều y đức.
– Tận tụy, chăm sóc, thông cảm, ân cần. Hòa nhã, giải thích, phối hợp tốt với thân nhân người bệnh.
– Tôn trọng, chân thành, đoàn kết và hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành.
– Trung thực, khách quan, khiêm tốn, khẩn trương, nghiêm túc, thận trọng, tỷ mỷ, chính xác, khoa học và học tập nâng cao trình độ để làm chủ khoa học kỹ thuật.
– Thái độ cởi mở, thân tình, yêu ngành, yêu nghề, tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh.
– Có ý thức kỷ luật, tiết kiệm, đảm bảo vệ sinh và an toàn lao động.
III. KHẢ NĂNG CÔNG TÁC SAU KHI TỐT NGHIỆP
– Sau khi tốt nghiệp học sinh có khả năng làm việc để được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ sở y tế của nhà nước và các cơ sở ngoài công lập theo các quy chế tuyển dụng công chức, viên chức và người lao động theo nghề nghiệp.
– Thực hiện tốt chức trách của người cán bộ y sĩ, nếu có nguyện vọng và đủ tiêu chuẩn có thể dự thi bậc đại học theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế
IV. CAM KẾT
– Chuẩn đầu ra và công bố chuẩn đầu ra ngành Y sỹ của nhà trường nhằm giúp gia đình, học sinh và các cơ quan, bệnh viện, trạm y tế, doanh nghiệp, phòng khám……có đầy đủ thông tin về mục tiêu đào tạo, quy trình và chất lượng đào tạo. Để phối hợp giám sát và đánh giá chất lượng đào tạo giúp trường đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu của ngành và của xã hội.
– Tập thể sư phạm nhà trường cam kết với các gia đình, cơ quan, bệnh viện, trạm y tế, doanh nghiệp, phòng khám……và các cơ quan quản lý giáo dục ( Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh Bắc Giang, Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang) thực hiện nghiêm chỉnh chuẩn đầu ra ngành Y sỹ mà nhà trường đã công bố.
(Đã ký)
ThS. Nguyễn Khắc Tuệ