Chị Vũ Thị Thảo, có con học lớp lá tại một trường mầm non ở Q.4,TPHCM cho hay, trước đây vào các ngày lễ, chị thường chọn mua quà cho giáo viên của con. Khi thì chiếc bút, cuốn sổ, mỹ phẩm… chị sẽ cân nhắc hoàn cảnh, sở thích, tích cách của thầy cô để chọn quà thích hợp. Chị thừa nhận có khi tặng quà nhưng chị không ưng ý, không hài lòng vì không biết có phù hợp cho người được tặng sử dụng hay không.
Sau này, khi chứng kiến cô giáo của con hàng ngày đi xe buýt đi dạy, thấy nhiều giáo viên khác rất yêu trẻ nhưng phải bàn đến chuyện kiếm việc khác… để kiếm sống, chị Thảo quyết định vào dịp lễ sẽ đi phong bì thay vì mua quà cáp mà chị không biết có phù hợp với người nhận không. Dịp lễ 8/3, chị biếu mỗi cô 200.000 đồng cùng tấm thiệp chúc mừng.
“Tôi đi phong bì cô đơn giản vì muốn cảm ơn họ đã chung tay với mình trong việc chăm sóc con trẻ. Ngoài ra, thật lòng muốn chia sẻ phần nào khó khăn với giáo viên chứ không hề có mang ý nghĩa mua chuộc hay đòi hỏi gì ở đây vì các cô đang chăm cháu rất tốt”, chị Thảo chia sẻ.
Chị Lê Ngọc Dung, phụ huynh học sinh ở Q.11, TPHCM có lần đưa con đến nhà cô, chị bất ngờ vì hoàn cảnh sống của cô như ở trọ, nhà có hai con nhà, mẹ già bệnh tật… Nhiều món quà phụ huynh tặng như rượu, đồ trang trí đắt tiền cô cất trong tủ chứ không dùng đến vì không thích hợp.
“Tôi nghĩ một bó hoa vào các ngày lễ cũng mấy trăm nghìn. Tôi dành khoản tiền đó tặng cô, để cô có thể chủ động mua những thứ cần thiết hơn. Nhà tôi có điều kiện, chia sẻ với người chăm sóc mình hàng ngày đâu có gì xấu, đừng quy kết rằng phụ huynh nào đi tiền thầy cô cũng mang ý nghĩa đen tối”, chị Dung nói.
Theo chị Dung, việc đưa phong bì cho thầy cô rất cần sự tế nhị nên chị rất chú trọng đến cách tặng. Chị luôn chuẩn bị món quà nhỏ, được bọc gọn gàng gửi cô. Chị không nói với con về việc tặng tiền cho cô nhưng cháu biết và có lần thắc mắc với mẹ. Khi đó, chị Dung nói với cháu rằng cô dạy con rất vất vả, bố mẹ tặng để cảm ơn cô nên cháu rất vui.
Của cho không bằng cách cho
Những ngày lễ như 8/3, chuyện đi phong bì lại được nhiều phụ huynh đưa ra thảo luận. Nhiều người tặng với ý nghĩa tốt cũng có sự e dè vì không biết cô có nhận hay không, như vậy có thiếu tế nhị hay không.
Bên cạnh nhiều phụ huynh tặng phong bì cho thầy cô với ý nghĩa để cảm hơn, để sẻ chia thì không ít người tặng phong bì với mục đích đòi hỏi, có dáng dấp của mua chuộc, nhờ vả để con mình được ưu tiên hơn, quan tâm hơn. Họ khổ sở cân nhắc phụ huynh khác tặng bao nhiêu để “cân nhắc”, việc đem tặng không được thoải mái. Và vì mục đích đó nên họ dễ quy kết người nhận… không tốt.
Bên cạnh đó cũng không ít trường hợp phụ huynh rơi vào thế “bí”, họ gặp khó khăn trong việc chọn quà cho giáo viên nên... đành đi phong bì cho tiện lợi.
Hiệu trưởng một trường mầm non ở Q.3, TPHCM đề ra quy định giáo viên không được nhận quà từ phụ huynh, trừ một số ngày lễ, món quà gửi đến thầy cô trước hết phải mang ý nghĩa như một lời cảm ơn, chia sẻ.
“Trước đây chúng tôi đã từng gặp những trường hợp đi phong bì thầy cô. Sau đó thấy con mình không được ưu tiên hơn những trẻ khác họ lên phản ánh, phàn nàn. Họ tặng quà thầy cô nhưng chỉ để mua chuộc, đòi hỏi.. thì hỏi người nhận nào thích?”, bà cho hay.
Theo người này, việc tặng quà cho thầy cô không khó nếu xuất phát từ tấm lòng của phụ huynh chứ không phải gửi gắm mục đích nào đó. Khi đó, món quà nào cũng có giá trị và người nhận sẽ thấy được sự chân thành của người tặng. Còn ngược lại, việc tặng quà sẽ chỉ làm nặng nề cả người tặng và người nhận.
Bà Vũ Thị Xuân Liên - hiệu trưởng Trường mầm non Vàng Anh, Q.5, TPHCM chia sẻ ý nghĩa của việc tặng phong bì xấu hay không nằm ở mục đích tặng. Có người tặng để đòi hỏi người nhận phải thế này thế nọ với mình. Có người tặng để cảm ơn vì cảm nhận được công sức của thầy cô đối với con cái mình, khi đó họ gửi chút quà cho thầy cô thì không thể nói là xấu.
ThS xã hội học Phạm Thị Thúy (Học viện Hành chính TPHCM) cho hay, đa số các giáo viên mong nhận được những món quà từ tấm lòng chứ không mong nhận những món quà theo nghĩa nhờ vả. Tặng tiền không phải là xấu, nhưng nó sẽ kém tế nhị đối với mỗi thầy cô. Món quà ý nghĩa là món quà phù hợp với sở thích người nhận và được tặng theo một cách trang trọng, bất ngờ cũng như được chuẩn bị với tất cả tấm lòng người nhận.
PGS.TS Vũ Gia Hiền cho rằng, khi cho đi hay tặng ai cái gì đó người cho chính là người hạnh phúc đều tiên rồi mới đến người nhận. Còn cho theo kiểu ai oán hay cho để đòi hỏi ở người nhận thì người được cho cũng không muốn nhận. Thế nên cách tặng - tặng với thái độ trân trọng, đồng cảm, sẻ chia - là điều trong nhất quan trọng hơn cả việc bạn sẽ tặng người khác cái gì.
Các chuyên gia cho rằng, khi phụ huynh khó để lựa chọn theo sở thích của thầy cô hoặc vì thiếu thời gian để chọn món quà ưng ý, cũng có thể bỏ phong bao, nhờ thầy cô tự lựa chọn quà giúp. Quan trọng là không phải bạn tặng cái gì, mà bạn tặng với thái độ như thế nào để thầy cô cảm thấy mình được tôn trọng chứ không phải để mang thêm "gánh nặng" trong lòng.
phong bì, thay vì, mầm non, trước đây, ngày lễ, giáo viên, cân nhắc, hoàn cảnh, sở thích, thích hợp, thừa nhận, hài lòng, phù hợp, sử dụng, sau này, chứng kiến, xe buýt, quyết định, quà cáp, chúc mừng, nhất là
Năm 2019 cũng như các năm trước, được sự chỉ đạo...
Đọc tiếpNăm 2019 cũng như các năm trước, được sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Ban chấp hành Công đoàn nhà trường đã chuẩn bị và có những phần quà tặng cho các cháu là con các cán bộ giáo viên, nhân viên đang công tác tại trường.
Chi tiếtBệnh viện đầu tiên khu vực phía Bắc đạt chứng nhận...
Đọc tiếpBệnh viện đầu tiên khu vực phía Bắc đạt chứng nhận Vàng về điều trị đột quỵ
Chi tiếtNgày 19/10/2018, được sự đồng ý của Ban Giám hiệu...
Đọc tiếpNgày 19/10/2018, được sự đồng ý của Ban Giám hiệu trường Trung Cấp Y - Dược Bắc Giang tổ chức buổi giao lưu, gặp mặt chào mừng kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2018)
Chi tiếtBản sao thư có chữ ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi...
Đọc tiếpBản sao thư có chữ ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Hội nghị cán bộ y tế đầu năm 1955 đã được trao cho ngành y tế ngay trước thềm kỷ niệm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2.
Chi tiếtNăm 2017, ngành Y tế có hàng loạt các sự kiện được...
Đọc tiếpNăm 2017, ngành Y tế có hàng loạt các sự kiện được dư luận quan tâm, trong đó có những câu chuyện thấm đẫm tình người, rạng danh ngành Y tế
Chi tiếtĐây là sự kiện có ý nghĩa rất lớn đối với thầy và...
Đọc tiếpĐây là sự kiện có ý nghĩa rất lớn đối với thầy và trò Nhà trường trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh và mọi miền đất nước
Chi tiếtGiáo viên và thầy thuốc là hai nghề thiêng liêng...
Đọc tiếpGiáo viên và thầy thuốc là hai nghề thiêng liêng mà xã hội vinh danh bằng chữ “Thầy”. Hãy cùng tưởng nhớ những người Thầy nổi tiếng nhất trong nghề Y.
Chi tiếtTheo Quyết định số 18/2017 của Thủ tướng chính phủ...
Đọc tiếpTheo Quyết định số 18/2017 của Thủ tướng chính phủ mới ban hành nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đối với tất cả các ngành đặc biệt là các ngành đào tạo sức khỏe như y dược. Theo đó quy định liên thông lên Đại học Y dược phải có chứng chỉ hành nghề mới đủ điều kiện.
Chi tiếtQuyết định số 18/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính...
Đọc tiếpQuyết định số 18/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Quy định về liên thông giữa trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng với trình độ đại học
Chi tiếtTrường Trung cấp Y - Dược Bắc Giang thông báo...
Đọc tiếpTrường Trung cấp Y - Dược Bắc Giang thông báo tuyển sinh năm 2017.
Chi tiếtTrong không khí toàn ngành Giáo dục tưng bừng kỷ...
Đọc tiếpTrong không khí toàn ngành Giáo dục tưng bừng kỷ niệm ngày lễ tôn vinh các Nhà giáo, sáng ngày 18/11/2016 Trường Trung cấp Y-Dược Bắc Giang long trọng tổ chức khai giảng năm học 2016-2017 và kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
Chi tiếtTHỨ TRƯỞNG BỘ Y TẾ KHẲNG ĐỊNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ...
Đọc tiếpTHỨ TRƯỞNG BỘ Y TẾ KHẲNG ĐỊNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP Y TẾ VẪN TỒN TẠI TRONG HỆ THỐNG Y TẾ CỦA VIỆT NAM.
Chi tiết
Ý kiến bạn đọc